Nên mua ABS hay CBS? So sánh chi tiết về 2 hệ thống phanh phổ biến nhất hiện nay

Trong mấy năm gần đây, Honda đã trang bị hệ thống phanh ABS cho một số dòng xe tay ga đình đám, tuy nhiên hãng xe của Nhật Bản cũng chưa loại bỏ hoàn toàn hệ thống phanh cũ CBS trên các dòng xe. Vậy hai hệ thống phanh này về cấu tạo và độ an toàn có gì khác biệt và nên mua ABS hay CBS. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về 2 hệ thống phanh phổ biến nhất hiện nay nhé!

1. Hệ thống phanh hiện đại ABS 

Phanh ABS (viết tắt của cụm từ Anti – lock Brake System, là hệ thống phanh hỗ trợ chống bó cứng phanh.

Công nghệ phanh ABS đã được chế tạo và phát minh từ khá lâu và đã được ứng dụng nhiều trên các loại xe mô tô phân khối lớn hay ô tô có giá trị cao nhiều năm nay. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây tầm quan trọng của công nghệ này mới được khẳng định, nhiều nhà sản xuất đã trang bị phanh ABS trên những dòng xe máy có mức giá thấp hơn.

1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh ABS 

Được cấu tạo từ 4 bộ phận chính là bộ điều khiển, bơm thủy lực, mảng cảm biến và các van điều chỉnh lực phanh. Phanh ABS chia làm 2 loại:

– Đơn ABS: Cảm biến ABS sẽ xuất hiện trên một trong số các hệ thống phanh. Trong hầu hết các trường hợp thì được gắn vào hệ thống phanh trước bởi nó giúp công suất dừng cao hơn và rất hay được sử dụng trong những tình huống phanh bất ngờ, đột ngột.

– Đôi ABS: Cảm biến ABS sẽ xuất hiện trên cả hệ thống phanh trước và xe, sử dụng đôi ABS sẽ tăng khả năng an toàn lên cao hơn so với các biến thể đơn.

Nhận biết hệ thống phanh ABS 
Nhận biết hệ thống phanh ABS

Mặc dù cấu tạo và cách thức hoạt động của hệ thống phanh ABS khá phức tạp, nhưng nguyên lý hoạt động của phanh lại khá dễ tiếp cận. Khi người điều khiển bóp phanh ở tình huống nguy cấp thì hệ thống điều khiển sẽ tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh với cơ chế bóp nhấp/nhả. Giúp má phanh có thể kẹp/ nhả phanh đĩa một cách liên tục.

Với nguyên lý hoạt động như vậy, hệ thống phanh ABS giúp bánh xe hoạt động với vận tốc chậm dần mà không bị kẹp cứng và hỗ trợ bánh xe giữ được độ bám, tránh hiện tượng trượt phanh làm mất thăng bằng.

1.2 Những điều nên biết về hệ thống phanh ABS 

Để trả lời được câu hỏi “Nên mua ABS hay CBS?”, trước hết cần theo dõi những đánh giá về ưu, nhược điểm của hệ thống phanh ABS:

Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh ABS 
Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh ABS

Ưu điểm của hệ thống phanh ABS: là hệ thống phanh hiện đại, có tính năng an toàn được đánh giá cao từ các chuyên gia. Phanh ABS có khả năng kiểm soát lực kéo, rút ngắn khoảng cách hãm phanh. Ngoài ra, hệ thống ABS giúp kéo dài tuổi thọ cho phanh và khi điều khiển xe có thể tự động bật hay tắt phanh tùy ý.

Nhược điểm: Phanh ABS tuy an toàn nhưng lại khó ứng dụng trên các dòng xe máy rẻ bởi chi phí của hệ thống phanh khá cao. Trong điều kiện đường xấu thì phanh ABS không phải một lựa chọn tốt, nó không phù hợp với Stunt Bike. Xe có cấu tạo phức tạp nên rất khó bảo dưỡng.

2. Hệ thống phanh thông dụng CBS 

Phanh CBS (viết tắt của cụm từ Combi – Brake System” hay thường được biết đến là hệ thống phanh kết hợp. Hệ thống phanh này từng được áp dụng trên hầu hết các dòng xe tay ga của Honda.

2.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phanh CBS 

Phanh CBS được cấu tạo khá đơn giản với hệ thống dây phanh kết hợp cùng một bộ điều chỉnh áp lực, đảm nhận chức năng phân bổ lực phanh cho hai cụm phanh ở bánh xe trước và bánh xe sau.

Bởi có cấu tạo đơn giản nên nguyên lý hoạt động của phanh CBS không có gì khó hiểu. Với các tình huống bóp phanh đột ngột, lực phanh sẽ được bộ điều chỉnh áp lực phanh phân phối đều cho 2 hệ thống phanh phía trước và sau. Chính vì vậy mà thao tác phanh mang đến tác dụng/hiệu quả nhanh hơn, giúp tối ưu quãng đường phanh đồng thời tăng tính năng an toàn.

2.2 Những điều nên biết về hệ thống phanh CBS

Tham khảo một số ưu, nhược điểm của hệ thống phanh CBS đã được tổng hợp dưới đây để biết nên mua ABS hay CBS:

Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh CBS 
Ưu, nhược điểm của hệ thống phanh CBS

Ưu điểm: hệ thống phanh CBS có tính ứng dụng phổ thông cao hơn, vẫn đáp ứng an toàn cho người điều khiển, lại phù hợp với mọi dòng xe đặc biệt là các dòng có công suất thấp, giá rẻ. Ngoài ra, Hệ thống phanh CBS có chi phí rẻ phù hợp với các dòng xe touring, cruiser và commute.

Nhược điểm: Hệ thống phanh CBS khá khó dùng với những người có kinh nghiệm điều khiển xe bởi nó dễ gây mất tập trung khi lái xe. Phanh CBS không phù hợp với các dòng xe cao cấp và có công suất lớn. Ngoài ra phanh xe cũng khó bảo dưỡng và không thể tùy ý tắt.

3. Nên mua phanh ABS hay CBS 

Nên mua phanh ABS hay CBS, hệ thống phanh nào sẽ mang lại sự an toàn hơn cho người điều khiển xe?

Hệ thống phanh nào an toàn hơn?
Hệ thống phanh nào an toàn hơn?

Có thể thấy, lợi thế lớn nhất của phanh CBS là khả năng phân bổ lực phanh đều giúp tối ưu được quãng đường phanh. Tuy nhiên, cách hoạt động phanh CBS không khác biệt so với phanh thường nên trong các điều kiện đường xá trơn trượt thường gặp các tình huống phanh gấp thì hệ thống phanh CBS đôi khi sẽ xảy ra tình trạng bó cứng phanh.

Đối với phanh ABS, ưu điểm lớn nhất là khả năng chống bó cứng, giúp xe tạo độ bám và giữ thăng bằng tốt hơn. Đây cũng là điểm khác biệt lớn giúp ABS có khả năng an toàn tốt hơn CBS. Tuy nhiên, vẫn có một hạn chế nhỏ là quãng đường phanh khá dài bởi cơ chế nhấp/nhả làm cho quãng đường xa hơn so với phanh thường.

Xem thêm: Kinh nghiệm mua xe côn tay trả góp với lãi suất 0%

Hai hệ thống phanh ABS và CBS đều có những lợi thế và hạn chế riêng, tùy thuộc vào nhu cầu, thói quen sử dụng và môi trường đi lại mà trang bị hệ thống phanh phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn.

SHARE

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here