Chức năng nhiệm vụ của Phòng đăng ký kinh doanh là gì? Liệu ngoài chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn có chức năng nhiệm vụ khác?
Hãy cùng tư vấn luật và kế toán Lawkey tìm hiểu qua bài viết sau đây:
1. Chức năng của phòng đăng ký kinh doanh:
Phòng đăng ký kinh doanh là phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức của sở, có chức năng thực hiện đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định của Chính phủ về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Phòng đăng ký kinh doanh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các Phó Giám đốc theo từng lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công. Chủ động phối hợp với các phòng thuộc sở để đảm bảo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng Đăng ký kinh doanh có con dấu riêng.
2. Nhiệm vụ phòng đăng ký kinh doanh:
Phòng đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ như sau:
Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức theo cơ chế “Một cửa” và “Một cửa liên thông”. Đây chính nhiệm vụ chính mà Phòng đăng ký kinh doanh đảm nhận.
Có trách nhiệm phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cung cấp các thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương do mình quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, và các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo các quy định của pháp luật.
Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định.
Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định.
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định của Luật và đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách trong công tác đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp sau Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hàng tháng, quý, năm và các báo khác khi lãnh đạo yêu cầu.
Tham gia nghiên cứu, cải cách thủ tục hành chính, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
Chịu trách nhiệm quản lý con dấu và thực hiện thu, nộp phí theo quy định. Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn và theo đúng qui định.
Ngoài ra, Phòng đăng ký kinh doanh còn phụ trách đảm nhiệm các nhiệm vụ khác do Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư giao.
Trên đây là những thông tin về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đăng ký kinh doanh. Hy vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc.